Kinh nghiệm sử dụng lọc thùng bể cá cảnh hiệu quả

Một trong những yếu tố quan trọng cấu thành nên hệ sinh thái bể thủy sinh khỏe mạnh đó chính là dòng chảy/ tuần hoàn nước trong bể.
Đặc biệt đôi khi bạn đã từng băn khoăn:

  • Lọc thùng của mình yếu hay khỏe ?
  • Công suất như thế đã đủ chưa?

Bài viết này tôi xin chia sẻ cách chọn cũng như cách sử dụng lọc thùng cho bể cá cảnh một cách hiệu quả.
1- Chọn công suất bơm như thế nào là hợp lý:
– Đới với riêng bể thủy sinh – lưu lượng nước tuần hoàn/ 1 giờ đc tính bằng gấp 3 đến 5 lần thể tích bể.
Ví dụ bể 100 lít thì chọn công suất bơm từ 300-500 lít /h.
– 1 lít = 1 dm khối – thể tích bể = DxRxC.
– Ví dụ: Bể 60 x 40 x 40(cm) = 6 x 4 x 4 (dm) = 96 lít ->lưu lượng bơm ta cần chọn vào khoảng 480 lít /h .
– Tuy nhiên các bạn cũng nên lưu ý:

– lưu lượng ở trên là lưu lượng tính toán trung bình và ở 1 môi trường hoàn hảo

– chúng ta k nên cứng nhắc để áp dụng. Giống như bể của bạn nuôi 60 con cá và 2 con cá khác nhau

– bể hang hốc ảnh hưởng dòng chảy khác với bể nền phẳng kiểu iwagumi
– –> theo kinh nghiệm của cá nhân tôi khuyên:

– chúng ta nên chọn lưu lượng bơm 7~ 8 lần thể tích bể.

Ví dụ: Với bể cơ bản 644 thì chỉ cần lọc SUNSUN 702A hoặc SUNSUN HBL-803 là đủ lưu lượng nước tuần hoàn. Với bể kích thước ada – 60x30x36 ~ 64 lít nước chỉ cần lọc eheim 2213 ( 400l/h) là đủ.


2- Cấu tạo các lớp lọc của lọc thùng.
Ở mục 1 tôi đề cập tới vấn đề lưu lượng tuần hoàn của nước theo tính toán ( hoàn hảo) từ 3- 5 lần thể tích bể – nhưng tại sao lại phải chọn bơm có lưu lượng nước theo nhãn vỏ gấp 7 ~ 8 lần thậm chí 10 lần thể tích bể – bởi các lớp cấu tạo vật liệu lọc của lọc – tôi lấy ví dụ ở đây là lọc thùng.
– Nói về vật liệu lọc – tôi chia cơ bản ra làm 4 loại: ( dựa trên các loại hàng trung bình bán nhiều ở các aqua)
+ Vật liệu lọc cơ học: Bông, sứ lỗ, bùi nhùi … có tác dụng ngăn cản các chất bẩn trong nước do nền – do phân cá.
+ Vật liệu lọc sinh học: Sứ bi đài, Nham thạch, Matrix, Subtrat … đây là nơi trú ngụ của các loại vi sinh có lợi phân hủy các chất bẩn, khí độc kim loại năng …. từ phân cá/ nước phát sinh trong suốt tuổi đời của bể – Nôm na là quá trình Khử No2, No3.
+ Vật liệu lọc hóa học: than hoạt tính, san hô… Dùng để giải độc trong nước, điều chỉnh độ PH của nước
+ Vật liệu cơ sinh học: Purigen,Bio Mech – đảm nhận trong mình cả 2 nhiệm vụ bẫy chất bẩn và là nơi cư ngụ cho vi sinh vật…
Việc sử dụng 1 lọc phụ full bông / vật liệu lọc cơ học sẽ làm các bạn đỡ vất vả hơn cho việc vệ sinh lọc chính. Tôi hay sử dụng 1 lọc phụ của monaka hoặc 603b. (1 nửa bông 1 nửa biomech.)
– Càng nhiều lớp vật liệu lọc – thì chất lượng nước theo tôi đánh giá càng tốt – tôi lấy trung bình 60 lít nước bể cần từ 2,5 – 3 lít vật liệu lọc. ( không có con số quy ước chuẩn mực cho việc này)


3- Qui trình thay nước.
– Đối với bể mới setup – khuyến khích thay nước thường xuyên – trong 2 đến 3 tuần đầu tiên. Thay 1 tuần 2 lần 50% hoặc mỗi ngày 20% khuyến khích bổ sung vi sinh.
– Theo thời gian giảm xuống 30% mỗi tuần và 2 – 3 tuần thay 50%.
– Khi thay nước nhớ vệ sinh thành bể – in – out sạch sẽ.
– VỆ SINH LỌC THÙNG THÌ KHÔNG THAY NƯỚC
– Đừng hy vọng lọc trong bể thủy sinh sẽ hút được hết các chất thải như phân cá hay mùn của phân nền. Chúng ta nên dùng ống nhựa mềm khi thay nước, để hút các chất bẩn lắng cặn này.
4- Cách bố trí in out
– Hãy tưởng tượng làm sao để dòng lọc có thể chạy 1 vòng khép kín xung quanh bể – từ đầu out và đầu in
– Có thể làm 2 bộ in out hoặc sử dụng lọc váng để khép kín dòng di chuyển của nước.
– Và có 1 cách để làm tối ưu hóa lưu lượng bơm đó là khoảng cách ngắn nhất có thể chiều dài di chuyển của tuyến ống từ đầu in out từ bể tới lọc thùng.
Trên đây là 1 số các tổng hợp của tôi kèm kinh nghiệm cá nhân.
Xin cảm ơn !

ĐỂ LẠI BÌNH LUẬN

Trả lời

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chat online mua hàng trực tuyến
 
Chat
 
Chat online mua hàng trực tuyến
+
Chat Zalo